Thứ Tư, 30 tháng 8, 2017

Cổ phiếu OTC chiến lược đầu tư quý 3

Về các chủ đề đầu tư đáng chú ý trong quý 3, BSC lưu ý tới “Nhóm cổ phiếu OTC lên niêm yết” (Viettel Post, Viettel Global, Viettel Công trình, KDF, VCI, HD Bank, May Việt Thắng, May Phong Phú,…), và “Nhóm doanh nghiệp nhà nước Cổ phần hóa” (lọc hóa dầu Bình Sơn).

 CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) vừa đưa ra báo cáo phân tích chiến lược đầu tư ngành quý 3/2017.
Theo BSC, lãi suất điều hành đồng loạt giảm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, từ ngày 10/7/2017, Ngân hàng Nhà nước đã đồng loạt giảm lãi suất điều hành. Theo đo lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN với các ngân hàng giảm 0,25%/năm. Đây được coi là động thái giảm chi phí cho các tổ chức tín dụng, qua đo giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp.
Bên cạnh đó Ngân hàng Nhà nước cũng giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng đối với khách hàng một số lĩnh vực, ngành kinh tế. Quyết định này có tác động trực tiếp, hỗ trợ giảm chi phí cho các khối doanh nghiệp liên quan.
Quý 3, lưu ý đặc biệt tới nhóm cổ phiếu OTC lên sàn, cổ phiếu Nhà nước thoái vốn
Về các chủ đề đầu tư đáng chú ý trong quý 3, BSC lưu ý tới “Nhóm cổ phiếu OTC lên niêm yết” (Viettel Post, Viettel Global, Viettel Công trình, KDF, VCI, HD Bank, May Việt Thắng, May Phong Phú,…), và “Nhóm doanh nghiệp nhà nước Cổ phần hóa” (lọc hóa dầu Bình Sơn) sẽ tiếp tục là câu chuyện thu hút sự chú ý của thị trường, và sẽ trở nên mạnh mẽ hơn do tiến độ cổ phần hóa và niêm yết sẽ tăng tốc trong cuối Q3 đầu Q4/2017.
Bên cạnh đó, BSC cũng nhấn mạnh tới chủ đề đầu tư liên quan đến “Nhóm cổ phiếu thoái vốn hoặc hết room” là FPT, NTP, BMP, DIG, SAB, PVI, DHG, DMC mặc dù thời điểm cụ thể chưa xác định nhưng giá cổ phiếu cũng sẽ có nhiều chuyển biến khi những thông tin liên quan dần được công bố. Từ diễn biến ngành dược cho thấy không thể đánh giá thấp lực cầu từ NĐT NN với các ngành hấp dẫn khi room được mở.
Ngoài ra là chủ đề “Nhóm cổ phiếu bán lẻ cơ bản, đầu ngành, cổ tức cao”, khi KQKD Q2 dần được công bố, các cổ phiếu chứng minh được sức tăng trưởng tốt, sẽ tiếp tục đạt mức giá cao. Các cổ phiếu đầu ngành đáng lưu ý như Bóng đèn (RAL), Chiếu xạ (APC), Bảo hiểm (PVI), Dược (DHG), Trang sức (PNJ), Sữa (VNM)... những nhóm ngành tăng trưởng sinh học dựa vào nhu cầu lớn tại thị trường nội địa.
Cuối cùng là chủ đề đầu tư “hạ tầng, các Hiệp định Thương mại tự do và XNK”, dù hiệp định TPP không được thông qua, thì những diễn biến cơ bản của nhóm cổ phiếu OTC Dệt may cũng cho thấy ảnh hưởng của làn sóng đầu tư NN và nhu cầu tăng trưởng mạnh từ các thị trường xuất khẩu sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến các ngành liên quan (như trái cây). Ngoại trừ Dệt may đã tăng giá khá nhiều, nhóm cổ phiếu liên quan đến các Hiệp định thương mại tự do là Cảng Biển, Hạ tầng – KCN, Logisitc cũng đáng lưu ý vào thời điểm cuối Q3 và Q4.
Dù vậy, BSC cũng lưu ý tới rủi ro về diễn biến giá hàng hóa nguyên vật liệu sẽ tiếp tục ảnh hưởng lớn đến toàn thị trường (Dầu khí, Cao su, Quặng sắt, Hạt nhựa,…). Với Dầu khí, các quốc gia không tham gia vào chương trình cắt giảm sản lượng của OPEC dự báo sẽ gia tăng sản lượng, qua đo trung hòa những nỗ lực cắt giảm của OPEC. Theo đó các tổ chức tài chính cũng đã hạ dự báo với giá Dầu.
Các cuộc Bầu cử quan trọng trong Quý 3 là Bầu cử Liên bang Đức và Đại hội Đảng Trung Quốc là những điểm nhấn quan trọng, tác động đến vận mệnh kinh tế và chính trị toàn cầu.
Bất động sản, xây dựng tiếp tục được đánh giá khả quan
Trong báo cáo, BSC đã duy trì đánh giá KHẢ QUAN với các ngành: Bất động sản, Xây dựng, Công nghệ, Cảng biển, Điện, Cao su, Phân bón, bảo hiểm và Ngân hàng.
Trong khi đó, CTCK này đã đánh giá trung lập với các ngành: Thép, Đồ uống, Xi măng, Gạch men, Nhựa, Mía đường, Săm lốp, Dược, Dệt may, Vân tải biển. BSC hạ triển vọng của ngành Dầu khí từ Khả quan xuống Trung lập do diễn biến chưa tích cực từ giá dầu. Trong số các ngành trung lập BSC kỳ vọng sự chuyển biến sẽ đến từ Gạch men. Triển vọng chung của nhóm này đan xen tốt và xấu, nên cơ hội nếu có sẽ không đến với toàn bộ cổ phiếu.
Về phía các ngành KÉM KHẢ QUAN, BSC cho rằng ngành Thủy sản sẽ vẫn gặp nhiều khó khăn trong năm 2017. BSC nhấn mạnh không bi quan về ngành này nhưng cho rằng nhà đầu tư quan tâm đến ngành thủy sản có lẽ nên kiên nhẫn chờ đợi thêm và BSC sẽ cập nhật lại quan điểm khi xuất hiện những tín hiệu mới.

Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

Mua ban co phieu OTC tuan qua

Theo quy định, cuối năm nay sẽ có 10 ngân hàng phải lên sàn, chấm dứt tình trạng “lười” lên sàn vì thời điểm không thuận lợi.
VPBank chưa lên sàn giá cổ phiếu đã “nổi sóng”
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đang hoàn tất cả thủ tục cuối cùng để nhanh nhất trong quý III/2017 sẽ lên sàn. VPBank hiện có vốn điều lệ trên 14.059 tỷ đồng.
Ngày 28/07/2017, VPBank chốt danh sách cổ đông để thực hiện đăng ký, lưu ký tập trung 1,33 tỷ cổ phần tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) và niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE).
Trên thị trường mua ban co phieu OTC, giá cổ phiếu VPBank tăng khủng khi đang được đẩy giá mua ở mức cao nhất 49.000 đồng/cổ phần, trong khi đó đầu năm mới chỉ 20.000 đồng/cổ phần. Tuy nhiên, giá bán VPBank đang được chào ở mức 35.000 – 37.000 đồng/cổ phần.
Cùng với thông tin lên sàn là thông tin gom cổ phiếu VPBank của lãnh đạo ngân hàng này. Cụ thể, từ 25/07 - 25/08/2017, tổng số lượng cổ phiếu gia đình Chủ tịch Hội đồng quản trị VPBank là ông Ngô Chí Dũng gồm cả mẹ và vợ ông Dũng lần lượt muốn gom 10,5 triệu cổ phần; 66,6 triệu cổ phần và 65 triệu cổ phần. Nếu giao dịch thành công, tỷ lệ sở hữu của gia đình Chủ tịch Dũng tại VPBank sẽ tăng lên 14,56% vốn điều lệ.
Ngoài ra, vợ Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị VPBank - Bùi Hải Quân cũng đăng ký mua ban co phieu 5 triệu cổ phần nhằm nâng tỷ lệ sở hữu lên 4,72% vốn điều lệ. Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh, Giám đốc chi nhánh VPBank cũng đăng ký nhận chuyển nhượng thêm 600.000 cổ phần.
Trước đó, từ ngày 07/07 - 07/08/2017, người thân của Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị VPBank - Lô Bằng Giang đăng ký gom vào gần 112 triệu cổ phần VPBank, tương đương 8,4% vốn điều lệ.
Như vậy, các lãnh đạo trên và người thân tại VPBank đăng ký gom cổ phần ngân hàng này trong vòng một tháng tới đây lên tới gần 260 triệu cổ phần.
Nếu tính theo giá chào mua trung bình cổ phiếu VPBank trên sàn mua ban co phieu OTC là 48.000 đồng/cổ phần, số tiền khủng phải chi ra để gom 260 triệu cổ phần khoảng 12.000 tỷ đồng.
“Chạy nước rút” lên sàn?
Theo Thông tư số 180/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết, các công ty đại chúng có cổ phần chưa được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán phải thực hiện đăng ký giao dịch chứng khoán trên hệ thống UPCoM không muộn hơn ngày 31/12/2016.
10 ngân hàng TMCP cũng phải rốt ráo lên sàn cuối năm 2017 nằm trong số 730 doanh nghiệp đã cổ phần hóa phải lên sàn theo quy định, gồm: Phương Đông (OCB), An Bình (ABBank), Kỹ Thương (Techcombank), Nam Á (NamABank), Hàng Hải (MaritimeBank), Việt Á (VietABank), Tiên Phong (TPBank), Đông Nam Á (Seabank), Phát triển TP.HCM (HDBank), Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank). Những ngân hàng này đã nhiều lần lên kế hoạch lên sàn nhưng trì hoãn vì thị trường không thuận lợi.
Từ đầu năm đến nay, mới chỉ có 2 ngân hàng TMCP là VIB và Kiên Long (Kienlongbank - KLB) lên sàn UPCoM.
VIB niêm yết hơn 564 triệu cổ phần với giá 17.000 đồng/cổ phần vào ngày 9/1/2017 và có kế hoạch đưa cổ phiếu lên HOSE vào năm 2018. Giá cổ phiếu VIB đã lên mức 22.400 đồng/cổ phần ngày 27/7.
Kienlongbank mới đây (29/6) niêm yết 300 triệu cổ phần trên UPCoM với giá 10.000 đồng/cổ phần. Đến phiên 27/7, cổ phiếu này được giao dịch ở quanh mức 10.200 đồng/cổ phần.
Với sự thúc ép của cơ quan quản lý, liệu các ngân hàng có kịp lên sàn vào cuối năm 2017 khi đến nay chưa có thông báo gì từ những ngân hàng này?
Trước đó, tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017, cổ đông nhiều ngân hàng đã đồng ý để cổ phiếu ngân hàng lên sàn như: Techcombank, ABBank, OCB, LienVietPostBank …
Ở chiều hướng khác, chỉ có 3% cổ đông của ngân hàng MaritimeBank đồng ý với kế hoạch lên sàn.
Còn HDBank không thấy kế hoạch lên sàn năm 2017. Theo lãnh đạo HDBank, chưa niêm yết chưa hẳn đã bất lợi bởi vì giá trị thực của HDBank sẽ phải do thị trường đánh giá ở giai đoạn ngân hàng đã khẳng định được vị thế, chiến lược phát triển và các triển vọng trong tương lai. Nếu HDBank niêm yết lên rồi giao dịch dưới mệnh giá như một số ngân hàng đang niêm yết thì điều này không có ý nghĩa. Hiện giá cổ phiếu HDBank lên mức 17.000 đồng trên OTC.
Mới đây, chỉ thấy LienVietPostBank đã nhanh chóng thực hiện chốt danh sách cổ đông để đăng ký chứng khoán tại VSD (ngày 17/7) và đăng ký giao dịch trên UPCoM toàn bộ 646,6 triệu cổ phần với mã chứng khoán LPB.
Còn Techcombank đã được cấp mã chứng khoán là TCB, dự kiến cổ phiếu này sẽ giao dịch trên UPCoM trước khi lên HOSE hoặc HNX. Hiện nay, giá cổ phiếu của Techcombank được đẩy lên 37.000 đồng/cổ phần trên OTC.
Trước đó, tại đại hội đồng cổ đông, lãnh đạo ABBank cũng dự kiến sẽ lên UPCoM, nếu hồ sơ được chấp thuận sẽ lên sàn vào tháng 7/2017. Giá cổ phiếu ABBank đang xoay quanh mệnh giá.
Hay như OCB cũng mới chỉ dự kiến không lên UPCoM mà sẽ lên thẳng HOSE. Giá cổ phiếu này đang ở mức 12.000 – 13.000 đồng/cổ phần trên OTC.
Xem thêm : mua ban co phieu OTC

Mua ban OTC - San giao dich co phieu

Để thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả, các nhà đầu tư cần được cung cấp thông tin đầy đủ để ra các quyết định phù hợp, đặc biệt đối với thị trường phi tập trung OTC. Tuy nhiên, thực tế thế giới và Việt Nam cho thấy, thông tin trên thị trường này thường ít minh bạch, chất lượng công bố thông tin chưa thể đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư. Bài viết đánh giá lại các nghiên cứu chất lượng công bố thông tin trên thị trường chứng khoán tại các quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam, mở ra định hướng về nghiên cứu chất lượng công bố thông tin trên thị trường mua ban OTC thời gian tới.
Nghiên cứu về chất lượng công bố thông tin trên thị trường OTC
Công bố thông tin của công ty được coi là một trong những yếu tố cơ bản quan trọng nhất giúp quản trị tốt công ty (Healy và Palepu, 2001). Thông tin đầy đủ giúp giảm thiểu thông tin bất cân xứng giữa các chủ thể bên trong và bên ngoài công ty, cho phép các nhà đầu tư đánh giá được năng  lực công ty. Để thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả, các nhà đầu tư cần được cung cấp thông tin đầy đủ để ra các quyết định phù hợp.
Với thông tin được cung cấp, các nhà đầu tư có cơ sở để đánh giá hoạt động kinh doanh và quản lý của công ty; xác định được triển vọng, cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của công ty. Nếu thông tin bất cân xứng (các bên tham gia vào giao dịch có thông tin không đầy đủ) có tác động tiêu cực tới hoạt động bình thường của thị trường tài chính (Frederic S. Mishkin, 2004).
Vấn đề thông tin bất cân xứng làm tăng chi phí huy động vốn của công ty, do nhà đầu tư sẽ yêu cầu một tỷ suất sinh lời cao hơn đối với tính rủi ro do thiếu thông tin về dự án đầu tư và sự không tin tưởng vào hoạt động của ban giám đốc. Chỉ có một phương pháp duy nhất để giảm thiểu và giải quyết vấn đề thông tin bất cân xứng, đó là công bố thông tin (Paul M healy, Krishna G Palepu, 2001).
Theo đó, công bố thông tin của công ty được hiểu là một quá trình truyền tải thông tin từ công ty tới các chủ thể bên ngoài có mối quan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các chủ thể tiếp nhận thông tin bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước, các đối tác kinh doanh như các nhà cung cấp, các tổ chức tài chính liên quan, các nhà đầu tư, các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp, các chuyên gia tư vấn và công nhân viên của công ty.
Trong đó, 2 chủ thể sử dụng thông tin công bố quan trọng nhất là các nhà đầu tư và các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp. Hoạt động công bố thông tin cũng đem lại lợi ích cho công ty phát hành bằng việc thể hiện và thu hút sự chú ý của nhà đầu tư, từ đó cải thiện cơ chế quản lý nội bộ của công ty, giảm được tác động của thông tin bất cân xứng, hạn chế giao dịch nội bộ và sự thao túng giá (Zhang Xueying, 2010).
Trong thời gian qua, nghiên cứu về chất lượng công bố thông tin của tổ chức phát hành trên thị trường chứng khoán cũng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Có nhiều quan điểm về chất lượng công bố thông tin. Chất lượng được xác định dựa trên số lượng mục thông tin công ty cung cấp so với bộ thông tin yêu cầu của nhà đầu tư (Patel, Sandeep A. and Dallas, George S., 2002). Quan điểm này cũng tiếp tục được khẳng định trong các nghiên cứu khác (Patel, Sandeep, 2002; Patel, Sandeep and Amra Balic, 2003).
Beattie (2004) cũng đã đo lường chỉ tiêu này thông qua đánh giá nội dung diễn giải của báo cáo theo các đặc điểm là: Tỷ trọng lượng văn bản diễn giải và tỷ trọng lượng văn bản có minh chứng bằng bảng biểu, số liệu. Tính tin cậy được xác định là thông tin công bố phải khách quan và không được điều chỉnh theo chủ ý của chủ thể công bố thông tin.
Tính tin cậy được đo lường thông qua uy tín, thương hiệu, quy mô, thị phần và số năm kinh nghiệm của công ty kiểm toán độc lập. Do đó, chất lượng công bố thông tin sẽ không chỉ được đo lường đơn giản thông qua việc “xuất hiện” hay “không xuất hiện” mục thông tin công bố; mà quan trọng là thông tin đó có nội dung, có nghĩa và đáng tin cậy. Điều này phù hợp với yêu cầu về thông tin trên góc độ người sử dụng thông tin, mà cụ thể là nhà đầu tư.
Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này đó chính là chỉ tiêu đo lường tính tin cậy. Nếu đo lường tính tin cậy của thông tin công bố thông qua mức độ uy tín của các công ty kiểm toán độc lập thì khó có thể áp dụng tại các quốc gia chưa có một tổ chức hay một bộ tiêu chí chuyên về xếp hạng tín nhiệm để có thể so sánh hay đánh giá rõ ràng về mức độ tín nhiệm của các đơn vị kiểm toán.
Đồng thời, khi xem xét trên khía cạnh quản trị thông tin, hoạt động công bố thông tin có thể đáp ứng các thông tin theo yêu cầu; nhưng những thông tin này được công bố không đúng thời điểm, nhà đầu tư khó tiếp cận thông tin công bố thì hoạt động công bố thông tin cũng được đánh giá là không tốt.
Nghiên cứu của Omneya H. Abdelsalem (2007) về yếu tố thời gian của hoạt động công bố thông tin kiến nghị nên xem xét chỉ tiêu khoảng thời gian công ty đã sử dụng cho hoạt động công bố hơn là thời điểm công bố của các nhóm thông tin. Khi lượng thông tin công bố là khác nhau giữa các công ty trong một khoảng thời gian nhất định, thì đây là một tiêu chí tốt để có thể so sánh nỗ lực công bố thông tin giữa các công ty.
Tiêu chí đo lường này có nhược điểm là không có tính so sánh. Nếu các công ty có tần suất hoạt động khác nhau do đặc thù ngành nghề hay quy mô khác nhau, lượng thông tin trong từng thời kỳ có thể hoàn toàn khác nhau. Nếu sử dụng tiêu chí này để đo lường rộng rãi cho các công ty có đặc điểm ngành nghề hay quy mô khác nhau sẽ không hợp lý. Đồng thời, tại các thị trường chứng khoán đang phát triển, nhận thức của phần lớn các công ty niêm yết là hoàn thành nhiệm vụ công bố, không sẵn sàng chia sẻ thông tin, thì tiêu chí này khó có thể áp dụng được trong đánh giá.
Laivi Laidroo (2008) cho rằng, chất lượng công bố thông tin được đánh giá theo 6 tiêu chí là tính giàu thông tin, tính phù hợp, tính rõ ràng, tính đặc biệt, tần suất xuất hiện, và tính ngoài kỳ vọng. Tiêu chí tần suất công bố được sử dụng trong đánh giá chất lượng công bố thông tin sẽ không hợp lý, do đối tượng đánh giá là thông tin công bố tại một thời điểm nhất định. Men Rong (2008) và Muhamad Rusnah (2009) cho rằng, chất lượng thông tin thể hiện thông qua tính giàu thông tin của việc công bố và do đó phụ thuộc vào số lượng thông tin công bố.
Dựa trên danh mục thông tin cần công bố, tác giả đánh giá chất lượng thông tin thông qua sự xuất hiện hoặc không xuất hiện của thông tin cần công bố. Tuy nhiên, phương pháp cho điểm theo đầu mục thông tin chỉ đảm bảo rằng thông tin đó được công bố chứ không đảm bảo rằng là đầy đủ. Như vậy, nghiên cứu sẽ không phân biệt được các công ty nghiêm túc với thông tin được công bố đầy đủ với các công ty đối phó với luật định và chỉ công bố thông tin mang tính liệt kê.
Céline Michaĩlesco (2010) lại cho rằng, chất lượng công bố thông tin có thể đánh giá với 3 tiêu chí: Tính phù hợp; Tính tin cậy và tính rõ ràng - dễ hiểu. Tính phù hợp được định nghĩa là trong quá trình công bố thông tin, chủ thể công bố thông tin phải luôn chú trọng tới nhu cầu thông tin của người sử dụng thông tin để cung cấp thông tin phù hợp nhất.
Tiêu chí này thể hiện ý nghĩa của hoạt động công bố thông tin là công bố những thông tin mà người sử dụng cần. Tính rõ ràng dễ hiểu được đánh giá là khả năng người sử dụng thông tin có thể hiểu được nội dung trình bày thông tin công bố. Các thông tin công bố cần được trình bày có lời văn diễn giải và có thể có số liệu định lượng minh họa.
Thực tiễn tại Việt Nam
Thời gian qua, cơn sốt hàng trên thị trường chứng khoán tự do (OTC) đã hạ nhiệt hơn so với thời gian trước. Tuy vậy, những “món hàng” tốt vẫn được nhà đầu tư săn lùng do những thông tin truyền tai các doanh nghiệp sẽ sớm niêm yết trên sàn.
Nhiều doanh nghiệp được đánh giá tiềm năng lớn như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX); Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (THA), Tổng Công ty Dược Việt Nam (Vinapharm); Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM)... với kết quả kinh doanh khá ấn tượng trong năm 2016 như: PLX đạt mức lãi kỷ lục hơn 6.200 tỷ đồng, đạt 158% kế hoạch, ROE đạt trên 50%, hay như THA trong 6 tháng đầu năm 2016, đạt trên 3.709 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, trong đó lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ 3.682 tỷ đồng... cũng trở thành đích ngắm của các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, tình trạng “khó lường” cổ phiếu trên thị trường mua ban OTC  cũng khiến các nhà đầu tư đau đầu do các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh thường khá hạn chế. Thực tế thời gian qua cũng cho thấy, trên thị trường mua ban OTC, đặc biệt tại các thời điểm “sốt nóng” còn rất nhiều vụ việc nhà đầu tư bị mất tiền do thông tin thiếu minh bạch hoặc nhà đầu tư không tiếp cận được các nguồn tin để có quyết định đầu tư chính xác.
Bên cạnh đó, hiện nay các nghiên cứu ở trên chỉ tập trung đánh giá chất lượng công bố thông tin trên thị trường niêm yết mà chưa đề cập nhiều đến thị trường OTC. Ở Việt Nam, thị trường OTC đã được các cơ quan quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán quan tâm, tạo điều kiện phát triển. Tuy nhiên, sau nhiều năm vận hành, thị trường mua ban OTC ở Việt Nam vẫn còn nhiều khiếm khuyết, đặc biệt là thông tin chưa minh bạch khiến cho thị trường này trở nên không thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Các công ty tham gia thị trường, khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch luôn ở mức thấp.
Thực tế ở Việt Nam có trên 90% các công ty là các công ty vừa và nhỏ, tương ứng với trên 500.000 công ty công ty vừa và nhỏ. Như vậy, nguồn cung tiềm năng trên thị trường OTC là rất lớn nhưng con số 289 công ty (HNX, 2015) đăng ký giao dịch trên thị trường OTC thực sự quá khiêm tốn. Ngoài ra, thị trường mua ban OTC ở Việt Nam có khối lượng giao dịch chỉ bằng 1,1% và giá trị giao dịch chỉ bằng 0,7% so với thị trường chứng khoán tập trung (HNX, 2015). Trong một nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Thủy (2014) về việc đánh giá chất lượng công bố thông tin của tổ chức phát hành trên thị trường OTC Việt Nam, kết quả đánh giá tính kịp thời 70%, tính chính xác 50%, tính đầy đủ 76%.
Tại Việt Nam, Nguyễn Đình Hùng (2010) cho rằng, chất lượng của thông tin công bố bao gồm sự kịp thời, sự thuận tiện, sự chính xác, đầy đủ và nhất quán. Trong khi đó, Ngô Thị Thu Giang (2014) đã đánh giá mức độ công bố thông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo các tiêu chí: tính thông tin, tính rõ ràng dễ hiểu và tính cập nhật. Tính thông tin được đo lường bằng số lượng/mục thông tin xuất hiện hoặc không xuất hiện trong báo cáo công bố.
Tính rõ ràng dễ hiểu được đo lường được đánh giá là khả năng người sử dụng thông tin có thể hiểu được nội dung trình bày thông tin công bố. Các thông tin công bố cần được trình bày có lời văn diễn giải và có thể có số liệu định lượng minh họa. Tính cập nhật được đo lường bằng khoảng cách giữa thời gian công bố thông tin với thời gian cần công bố thông tin. Thông tin được đánh giá là cập nhật nếu ngày công bố thông tin xảy ra trước hoặc đúng thời điểm cần phải công bố thông tin theo quy định.
Như vậy, chất lượng công bố thông tin trên thị trường mua ban OTC Việt Nam là khoảng trống cho các nghiên cứu tiếp theo. Dựa trên các nghiên cứu trên thế giới và thực tế Việt Nam, tác giả cho rằng, đánh giá chất lượng công bố thông tin của tổ chức phát hành cần dựa trên các tiêu chí tính đầy đủ; tính phù hợp - dễ hiểu, tính tin cậy và tính kịp thời.
Đặc biệt, việc đánh giá về tiêu chí tính phù hợp - dễ hiểu sẽ sử dụng khảo sát các nhà đầu tư và chuyên gia phân tích tài chính về các mục thông tin công bố có đáp ứng nhu cầu của người sử dụng hay không. Nói cách khác, cần làm rõ ý nghĩa giá trị thông tin cung cấp chứ không chỉ mang tính hình thức như tiêu chí tính đầy đủ mà các nghiên cứu trước đây phân tích, đánh giá.

Thứ Tư, 9 tháng 8, 2017

Mua bán cổ phiếu

OTC (Over the counter) là một loại cổ phiếu đã được phát hành tại các trung tâm giao dịch chứng khoán nhưng chưa niêm yết giá hay nói cách khác, giá cổ phiếu OTC không nhất thiết phải công bố rộng rãi cho công chúng. Bởi vậy tính thanh khoản của mua bán cổ phiếu OTC thường thấp hơn so với thị trường giao dịch tập trung, lợi nhuận mà các loại cổ phiếu này mang lại tương đối cao nhưng cũng chứa đựng  nhiều rủi ro cho các nhà đầu tư.

Một số đặc trưng cơ bản

- NĐT và tổ chức của các NĐT: việc tham gia thị trường mua bán cổ phiếu OTC rất đơn giản. Tuy nhiên, hoạt động của các NĐT trên thị trường không phải là độc lập, mà thường lập thành các nhóm, hội, diễn đàn để trao đổi thông tin với nhau.
- Hàng hoá của thị trường: là các loại cổ phiếu của các DN cổ phần, có triển vọng phát triển, chuẩn bị niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung hoặc có những lợi thế thương mại riêng biệt.
- Việc mua bán cổ phiếu trên thị trường OTC được thực hiện theo phương thức “thuận mua, vừa bán” mà không bị bất cứ một lực bên ngoài nào (giới hạn giá, lượng cổ phiếu…) tác động. Nói chung, cơ chế mua - bán các loại chứng khoán trên thị trường OTC theo cơ chế thị trường.

Cách thức mua bán cổ phiếu OTC

+ Bên mua và bên bán trực tiếp gặp nhau để thương lượng, quyết định việc mua bán cổ phiếu, chứng khoán. Đây là phương thức phổ biến hiện nay tại Việt Nam.
+ Bên mua và bên bán có thể giao dịch thông qua các nhà môi giới chứng khoán. Hiện nay, phương thức này ít phổ biến hơn, nhưng xu hướng phát triển của thị trường thì trong tương lai, phương thức này sẽ chiếm ưu thế hơn so với phương thức trực tiếp mua - bán.

Tại Sao Lại Lựa Chọn Chúng Tôi ?

+ Tài sản quý giá nhất góp phần tạo nên uy tín và hình ảnh của chúng tôi chính là nguồn nhân lực. Với đội ngũ chuyên viên trẻ, năng động, nhạy bén trong kinh doanh, được đào tạo tại các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước, được đào tạo và bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới thường xuyên….
+ Chúng tôi luôn đem đến cho khách hàng sự tin cậy bởi hàng loạt các dịch vụ tư vấn bài bản, sáng tạo và chuyên nghiệp. Kịp thời đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng.
+ Toàn bộ hoạt động của chúng tôi được xây dựng và vận hành trên cơ sở một nền công nghệ thông tin hiện đại, được thiết kế như một hệ thống mở cho nên không những có thể đáp ứng được nhu cầu giao dịch, vấn tin, tư vấn cho nhà đầu tư, quản lý nội bộ công ty trong giai đoạn hiện tại mà còn có thể được phát triển, hoàn thiện và tích hợp với các hệ thống khác khi có sự thay đổi, nâng cấp trong hệ thống giao dịch và công bố thông tin của Sở Giao dịch chứng khoán trong tương lai.

Mọi thông tin vui lòng liên hệ :

Hotline: 0983.443.669
Email: muabanotc9@gmail.com.


Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017

Giá cổ phiếu OTC - 0983443669

Giá cổ phiếu OTC tăng nhanh trong thời gian gần đây, nhất là với những doanh nghiệp lớn chuẩn bị nộp hồ sơ niêm yết
Những ngày qua, trong khi giá trị giao dịch cổ phiếu trên sàn chính thức liên tục tăng thì cổ phiếu chưa niêm yết, giao dịch phi tập trung (OTC) cũng rất sôi động. Cổ phiếu của các doanh nghiệp (DN) có hoạt động kinh doanh tốt đang được “săn” ráo riết.

Nhắm vào các doanh nghiệp lãi lớn
Trong vai nhà đầu tư cần tìm mua cổ phiếu OTC, chúng tôi lên sàn giao dịch chứng khoán OTC online http://muabanotc.com. Nhiều cổ phiếu được chào bán với giá chào mua và chào bán chênh nhau không nhiều. Rất nhiều cổ phiếu của những DN lớn, uy tín trên thị trường được chào giá rất cao.
Điển hình như cổ phiếu Thaco của Công ty CP Ô tô Trường Hải đang có giá trên thị trường không dưới 170.000 đồng. “Hiện công ty này đang hoạt động tốt với mức lợi nhuận luôn cao, tăng trưởng năm sau luôn cao hơn năm trước ít nhất 20%-30%” - một nhà đầu tư nói.
Theo ghi nhận của chúng tôi, giá cổ phiếu OTC tăng nhanh trong thời gian gần đây, nhất là với những DN đang chuẩn bị nộp hồ sơ niêm yết. Trong số này có cổ phiếu của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đang có nhiều nhà đầu tư chào mua ở mức gần 48.000 đồng/cổ phiếu. Trước Tết nguyên đán, giá cổ phiếu của Petrolimex chỉ dao động ở mức 32.000-33.000 đồng/cổ phiếu. Một số người đang nắm giữ cổ phiếu Petrolimex tiết lộ giá cổ phiếu tăng là vì tập đoàn này đang chuẩn bị tổ chức roadshow, giới thiệu tiềm năng với các nhà đầu tư.
Ăn theo sàn chính thức
“Khó thể so sánh giá cổ phiếu trên sàn hay OTC mà phải xem kết quả kinh doanh, hiệu quả và khả năng tăng trưởng của DN. Vì vậy, chuyện công ty chưa niêm yết giá cao cũng là điều bình thường. Quan trọng là nhà đầu tư kỳ vọng nó sẽ còn tiếp tục tăng giá sau khi lên sàn” - giám đốc môi giới của một công ty chứng khoán tại TP HCM nhận định.
Thực tế, việc nhiều DN lớn lên sàn thời gian gần đây có tác động tích cực đến thị trường giá cổ phiếu OTC. Đa phần cổ phiếu của các DN lớn sau khi lên sàn tăng mạnh so với lúc chưa niêm yết, điển hình như Sabeco, Habeco, Novaland, Vietjet Air... Vì lý do này mà các nhà đầu tư muốn “săn” từ ngay chưa lên sàn.